TRUYỆN: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH DÀY
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình
Cha Mẹ sinh thành."Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng.
Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
TRUYỆN: SỰ TÍCH MÙA XUÂN
Ngày xưa, trên Trái đất chỉ có ba mùa: Mùa Hạ, Mùa Thu, Mùa Đông. Người ta bảo rằng Mùa Xuân chỉ đến khi có một chiếc Cầu vồng nhiều màu sắc và có muôn hoa đón chào. Cầu vồng thì chỉ có trong Mùa Hạ, khi ông mặt trời xuất hiện sau cơn mưa rào. Còn hoa thì nở quanh năm, lại ở khắp nơi trên
Trái đất nên không thể hẹn cùng nhau nở một lúc được. Vì thế, sau Mùa Đông giá buốt là đến Mùa Hạ nóng bức, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho muôn loài hết sức khổ sở. Ai cũng mong được gặp Mùa Xuân ấm áp.
Có một chú Thỏ sống trong khu rừng xanh cùng với mẹ. Mỗi lúc chuyển mùa, Thỏ mẹ lại bị ốm nặng. Thương mẹ quá, Thỏ con liền bàn với bác Khỉ già thông thái:
- Chúng ta hãy cùng nhau làm một chiếc Cầu vồng thật đẹp để đón Mùa Xuân!
- Nhưng bằng cách nào? – Bắc Khỉ già hỏi lại.
- Cháu sẽ rủ muông thú trong rừng góp những chiếc lông đẹp nhất để làm chiếc Cầu vồng nhiều màu sắc.
Tin lan truyền đi khắp nơi. Muông thú trong rừng đều muốn gặp Mùa Xuân dịu hiền nên vui vẻ góp những sắc màu đẹp nhất. Nào là màu xám cuả Gấu, màu vàng tơ của Hươu Sao, màu nâu của Sóc. Rồi chim Công, Vẹt, Vành Khuyên…cũng góp những chiếc lông nhiều màu sắc của mình. Bày cá cũng
cử Cá Chép mang đến túi vây cá lấp lánh sắc màu.
Chim Sâu khéo tay bắt đầu kết nối những mảng màu lại để àm chiếc Cầu vồng.
Trong khi đó, Thỏ tạm biệt các bạn muông thú để lên đường đi tìm các loài hoa.
Thỏ đi mãi, đi mãi, vượt thác, lên ngàn, băng qua hết khu rừng này đến khu rừng khác để gặp từng loài hoa. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của
Thỏ con dành cho mẹ, các loài hoa đều đồng ý sẽ tích tụ dưỡng chất để chờ chị gió báo tin là đồng loạt nở.
Một buổi sáng cuối mùa Đông, chim sâu đã dệt xong những mảng màu cuối cùng. Chiếc cầu vồng xuất hiện làm muôn loài trên mặt đất xôn xao. Chị
Gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa. Như đã hẹn, những nụ hoa lần lượt trồi lên, nở muôn màu rực rỡ. Cả mặt đất lộng lẫy sắc màu. Nàng mùa Xuân xinh đẹp đã đến với trái đất.
Từ đó, trên trái đất có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nếu các bé để ý sẽ thấy các loài hoa đều khoe màu rực rỡ khi những làn gió xuân nhè nhẹ thổi tới.
Còn riêng chú thỏ đáng yêu đã được nàng Mùa Xuân tặng cho một chiếc áo trắng tinh, mềm mại vì tấm lòng hiếu thảo và đã biết đoàn kết các bạn muông thú và các loài hoa để cùng nhau đón Mùa Xuân về.
Tại sao cây có nhựa không rụng lá vào mùa đông
Ngày xửa ngày xưa, có một năm trời rét lắm. Mùa đông đang đến. Tất cả chim di trú đều bay về phương Nam tránh rét. Có một chú chim nhỏ bị gãy cánh không bay xa được. Chú không biết mình sẽ sống thế nào. Chú nhìn khắp mọi nơi mong tìm một chỗ ấm. Thấy những cây to trong rừng đại ngàn,chú nghĩ: “Có lẽ những cây đó sẽ che chở mình trong mùa đông giá rét”. Chú tập tễnh đến bìa rừng, vừa nhảy vừa bay. Cây đầu tiên chú gặp là một cây thông lá bạc trắng. Chú chim tội nghiệp nói: - Bác Phong xinh đẹp ơi! Bác có vui lòng cho tôi trú trên cành đến mùa xuân nắng ấm không? - Chú nói mới lạ lùng làm sao! – Cây thông kêu lên. – Ta đã có quá nhiều cành để trông coi rồi. Chú đi đi!... Con chim bé nhỏ lại tập tễnh bay sang một cây khác. Đây là một cây Sồi rậm rạp. - Bác Sồi to lớn ơi! – Chú chim bé nhỏ nói. – Bác có vui lòng cho tôi trú trên cành của bác sang mùa nắng ấm không?
- Nói gì mà lạ thế! – Cây Sồi đáp. – Nếu ta để chú trú trên cành, chú sẽ mổ hết quả của ta! Chú đi đi! Con chim bé nhỏ lại vừa nhảy vừa tập tễnh bay với cái cánh gãy. Một cây Tùng trông thấy liền hỏi: - Chú chim bé nhỏ, chú đi đâu vậy? - Cháu chẳng biết nữa. Các cây lớn không cho cháu trú qua mùa đông. Mà cháu thì không thể ba xa vì cánh cháu bị gãy. - Hãy đến với bác! – Cây Tùng nói. – Cháu có thể chọn cành nào cháu ưa thích nhất. Bác nghĩ, có lẽ phía này kín gió hơn. - Vâng, cháu cảm ơn bác! Nhưng cháu có thể ở đây suốt mùa đông không ạ! Tất nhiên là cháu sẽ làm bạn với bác. Cây Thôngđứng cạnh thấy con chim nhỏ tập tễnh trên cành cây Tùng liền nói: - Cành của Bác lá không rậm nhưng bác có thể che gió cho cây Tùng bởi vì bác to và khỏe. Thế là chú chim nhỏ thu xếp được một góc kín đáo trên cành to nhất của cây Tùng. Cây Thông che gió cho cả hai. Cây Bách thấy vậy cũng hứa tặng cho chú chim nhỏ những quả chín để ăn trong cả mùa đông. Chú chim nhỏ của chúng ta rất hài lòng được sống trong một hốc cây kín gió, ấm áp vàhằng ngày bay sang cây Bách để ăn quả.
Những cây xung quanh thấy thế xì xào. Cây Phong bảo: - Tôi không thích cho bọn chim lạ mượn cành. Cây Sồi nói: - Tôi thì sợ nó ăn hết quả. Cây Liễu nói: - Tôi thì không bao giờ chuyện trò với kẻ lạ. Và cả ba rướn mình lên một cách kiêu hãnh. Đêm ấy, gió bấc ập về trong rừng. Gió thổi lạnh buốt trên vòm lá, sờ đến lá nào, lá ấy rụng xuống đất. Gió muốn sờ đến tất cả mọi lá cây vì nó thích nhìn thấy rừng cây trụi lá. Gió hỏi Thần Núi: - Có phải tôi có thể đùa với bất kì cây nào không? - Không. – Thần Núi bảo. – Những cây tốt với con chim nhỏ tàn tật có thể giữ lá lại. Thế là cây Tùng, cây Bách, câyThông được giữ lá lại suốt mùa đông sang mùa xuân. Và từ đó đến tận bây giờ vẫn thế.