Bạn đang góp phần vào việc quyết định con người mà các con bạn trở thành bằng việc định hình trái tim, tính cách của chúng. Uốn nắn con từ bé bằng cách nghiêm túc đầy yêu thương có phải điều bạn thực sự bạn đang mong muốn?
Hãy thử tưởng tượng xem "cuộc chiến" nuôi con của bạn có phải lúc nào cũng ở giai đoạn "khủng hoảng"? Con nhỏ con khóc, con ốm, con đau chưa đủ. Lớn hơn một chút, đến tuổi trường lớp thì lo "Con nhanh lên không muộn học", "Con làm bài tập đi", "Con đừng xem tivi nữa"...
Bạn cáu gắt, bực mình, muốn khép bọn trẻ vào kỷ luật nhưng kết thúc bao giờ cũng là nước mắt chảy ròng ròng của chúng? bạn mệt mỏi khi nhìn thấy các con buồn nhưng cũng mệt mỏi khi chúng nghịch ngợm, hỗn láo?
Dưới đây là 8 nguyên tắc cơ bản của KỶ LUẬT để vừa phản đối hành vi vừa đồng tình với cảm xúc của trẻ mà bất cứ bố mẹ nào cũng nên áp dụng: |
|
1. Kỷ luật là CẦN THIẾT
Thiết lập ranh giới rõ ràng và nhất quán, đặt ra những kỳ vọng lớn cho con - tất cả những điều này giúp con đạt được thành công trong các mối quan hệ và những lĩnh vực khác.
2. Kỷ luật hiệu quả phụ thuộc vào MỐI QUAN HỆ YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG giữa người lớn và con trẻ
Kỷ luật không bao giờ nên bao gồm sự quát nát, sỉ nhục, làm bọn trẻ sợ hãi, gây ra nỗi đau thể xác. Kỷ luật nên tạo cảm giác an toàn và ân cần với những ai liên quan.
3. MỤC TIÊU của kỷ luật là GIÁO DỤC.
Thay vì trừng phạt để kỷ luật, chúng ta nên khích lệ sự hợp tác từ phía bọn trẻ bằng cách giúp các con suy nghĩ về hành động của mình, bằng cách tỏ ra sáng tạo và vui vẻ. Có thể đặt ra các giới hạn thông qua đối thoại nhằm giúp phát triển nhận thức và kỹ năng.
4. Bước đầu tiên trong kỷ luật là CHÚ Ý ĐẾN CẢM XÚC của trẻ
Khi bọn trẻ làm sai là do chúng chưa đủ kỹ năng để đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Vậy nên tỏ ra lưu tâm đến trải nghiệm cảm xúc đằng sau một hành vi cũng quan trọng như việc lưu tâm đến hành vi đó.
5. Khi bọn trẻ phiền muộn hoặc giận dữ, đó là lúc chúng CẦN bố mẹ nhất
Chúng ta hãy để cho bọn trẻ thấy rằng chúng ta luôn ở bện cạnh và sẽ ở ben cạnh ngay cả thời điểm con sai. Đó là cách xây dựng niềm tin và cảm giác an toàn toàn diện.
6.Đôi khi chúng ta cần ĐỢI cho tới khi trẻ sẵn sàng để tiếp thu
Nếu bọn trẻ đang buồn hoặc mất kiểm soát, đó là thời điểm tệ nhất để dạy dỗ. Nhiệm vụ của chúng ta lúc đó chỉ nên là giúp con lấy lại bình tĩnh cho con, dần dần các con sẽ biết cách cân bằng xảm xúc.
7. Học cách KẾT NỐI
Trước khi điều chỉnh hành vi, chúng ta nên kết nối và xoa dịu. Chúng ta thực hiện điều này bằng cách công nhận cảm xúc của con, trao cho con nhiều đồng cảm ân cần.
8. Sau khi kết nối, chúng ta ĐIỀU HƯỚNG
Một khi đã cảm nhận sự kết nối với chúng ta, bọn trẻ sẽ sẵn sàng trong việc tiếp thu, như vậy chúng ta hoàn toàn có thể điều hướng, trao đổi với các con một cách hiệu quả.
Tóm lại, nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất là KẾT NỐI VÀ ĐIỀU HƯỚNG. Bố mẹ hãy luôn luôn mang lại sự kết nối dịu dàng nhất với các con, sau đó dần điều chỉnh hành vi sai trái của các con để việc kỷ luật không còn là sợ sệt đòn roi nữa nhé! |
|