* Như chúng ta đã biết bệnh "Tay - chân - miệng" là một đại dịch đã và đang được nói đến như một hồi chuông cảnh báo ngân dài trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích.
* Bệnh "Tay – chân - miệng" là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước lọt dịch tiết mùi, dịch họng, dịch của các bóng nước khi vỡ, hoặc qua đường phần miệng qua thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.
* Người lớn cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh. Bệnh dễ lây thành dịch do virus đường ruột gây nên và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm xử trị kịp thời.
1. Biểu hiện của bệnh.
Bệnh có biểu hiện sốt sưng miệng, nổi ban có bọng nước, bệnh thường bắt đầu sốt nhẹ kém ăn, người mệt mỏi, sưng họng 1 - 2 ngày sau khi có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét.
Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1 - 2 ngày, biểu hiện là các vết đó, có thể có bọng nước không ngứa và thường nằm ở trong lòng bàn tay, gan bàn chân. Bệnh có khả năng lây cao nhất trong tuần của bệnh.
* Để chủ động phòng bệnh cho học sinh, giáo viên và phụ huynh cần thực Hiện nay, bệnh cho Tay - Chân - Miệng chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc biệt, chỉ điều trị hỗ trợ và chủ yếu phòng bệnh qua công tác vệ sinh.
Mọi người cùng tham gia thực hiện, trong đó các bà mẹ, cô giáo và người chăm sóc trẻ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau đây:
2. Biện pháp phòng chống:
hiện các biện pháp sau:
* Phòng bệnh:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, thay quần áo thường xuyên
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
- Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày và trong ăn uống.
- Phun thuốc khử khuẩn, tổng vệ sinh xung quanh lớp học và xung quanh trường học.
- Cho ăn chín, uống sôi, không ăn chung thìa bát.
- Học sinh ăn ngay sau khi ăn xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.
- Người bệnh nên đeo khẩu trang hoặc che miệng, mỗi khi ho hoặc hắt hơi.
- Các gia đình, trường học, nhà mẫu giáo, cơ sở chăm sóc phải thường xuyên lau sạch, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, vệ sinh xung quanh sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với người đã bị mắc bệnh như: "ôm hôn" sử dụng đồ dùng chung.
- Người chăm sóc nên theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời các trường hợp mắc bệnh.Khi thấy trẻ hoặc học sinh bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng cần đưa đến cơ sở ý tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
3. Rửa tay bằng xà phòng:
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào lòng bàn tay chà xát hai lòng bàn tay.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng và ngược lại.
Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới người nước sạch, lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
Chú ý: Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 01 phút. Các bước 2,3,4,5 làm đi làm lại tối thiểu 05 lần