Căn cứ vào QĐ số 4128/QĐ - BYT về quy định ATVSTP;
Căn cứ vào Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ vào Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Y tế trường học;
Căn cứ Kế hoạch số 287/KH-UBND ngày 21/8/2017 của Ủy Ban nhân dân Quận Long Biên về công tác Y tế trường học trên địa bàn quận năm học 2017-2018;
Căn cứ vào Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 29/8/2017 của Ủy Ban nhân dân quận Long Biên về việc Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các trường học trên địa bàn quận năm học 2017-2018;
Căn cứ Hướng dẫn số 1548/UBND-YT ngày 1/8/2017 của Ủy Ban nhân dân quận Long Biên về việc Thực hiện một số giải pháp trọng tâm về ATTP trong trường học năm học 2017-2018;
Căn cứ Hướng dẫn số 92/PGD&ĐT ngày 08 tháng 9 năm 2017 của Phòng GD&ĐT quận Long Biên về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2017 -2018;
Căn cứ Hướng dẫn số 89/PGD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2017 của Phòng GD&ĐT Quận Long Biên về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017 - 2018;
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường mầm non Đức Giang năm học 2017-2018.
Ban chỉ đạo “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” trường mầm non Đức Giang xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ năm học 2017-2018 với các nội dung sau:
I. Mục tiêu : Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ:
- Việc CSSKBĐ cho trẻ nhằm giúp trẻ có một sức đề kháng tốt.
- Sức khỏe của trẻ có tốt thì mới tránh được các dịch bệnh đang lây lan trong cộng đồng như: Sốt xuất huyết, cúm H1N1, H7N9, đau mắt đỏ, bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh viêm não, Rubela, vi rút Zika...... và các bệnh dịch mùa.
- Trẻ có cơ thể khỏe mạnh mới có khả năng lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh, giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ .
Vậy để trẻ có sức khỏe tốt cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
II. Biện pháp thực hiện:
Tuyên truyền chăm sóc, vệ sinh cá nhân, phòng tránh các dịch bệnh truyền nhiễm cho trẻ:
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, cán bộ giáo viên trong ngành học MN và xã hội hiểu biết vể tầm quan trọng của việc bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo hướng tiếp cận nâng cao sức khỏe; truyền thông về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của học sinh đối với việc tham gia bảo hiểm y tế.
- Trao đổi, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh các kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng, cách hướng dẫn trẻ chăm sóc vệ sinh cá nhân, cách tự bảo vệ mình trước mọi nguy cơ có thể xảy ra và cách sử lý các tình huống để bản thân trẻ có thể tự bảo vệ được sức khỏe cho mình và biết cách phòng tránh tai nạn thương tích.
Tuyên truyền tiêm chủng mở rộng nhằm phòng chống các bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Lao, Sởi. Ngoài ra tiêm thêm các loại vác xin: Viêm gan B, Thương hàn, Rubela,…
- Tuyên truyền cách nhận biết các dấu hiệu của các dịch bệnh, cách phòng tránh và hướng điều trị.
- Tuyên truyền tăng cường trong các đợt cao điểm: các dịch bệnh bùng phát thông qua các hình thức bài tuyên truyền dán ở góc tuyên truyền của lớp, của nhà trường, qua hình ảnh, qua truyền thông loa đài nhà trường, qua trao đổi...
- Các bài tuyên truyền phải bám sát nội dung, tiến độ có hiệu quả.
* Ví dụ:
+ Tuyên truyền vệ sinh răng miệng hàng ngày 2 lần ( sáng/tối)
+ Tuyên truyền cách Chăm sóc da
+ Tuyên truyền cách đánh răng.
+ Tuyên truyền cách rửa tay đúng cách và những khi nào cần rửa tay
2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý và phù hợp với lứa tuổi : Đối với trẻ mầm non cơ thể đang trong giai đoạn phát triển nhanh, vì vậy việc xây dựng chế độ ăn hợp lý đối với trẻ là rất quan trọng, đòi hỏi khẩu phần ăn phải đầy đủ về số lượng và chất lượng và phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
- Cân đối thực phẩm của bốn nhóm chất.
- Sử dụng các thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Các món ăn phải tạo được hương vị, mầu sắc, tinh chất.
3. Môi trường sống an toàn và vệ sinh:
- Môi trường an toàn và vệ sinh trong gia đình, trong và ngoài lớp học ( Nơi để trẻ sống và hoạt động, vui chơi ) sạch sẽ và an toàn, đủ tiêu chuẩn trong trường mầm non.
- Giáo dục trẻ bước đầu biết cách tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
- Dạy trẻ thực hiện công việc vệ sinh nhằm hình thành thói quen vệ sinh sạch sẽ, ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, qua đó giúp cho trẻ hình thành kỹ năng lao động tự phục vụ.
- Ví dụ : Bé tập làm vệ sinh MT ( Thực hiện trong và ngoài lớp học )
- Trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân: Đánh răng, rửa tay bằng xà phòng, lau mặt.
4. Chăm sóc và đáp ứng nhu cầu của trẻ :
- Chăm sóc bữa ăn của trẻ:
+Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ hợp lý, đảm bảo cân đối tỉ lệ các chất, có màu sắc, mùi thơm hấp dẫn trẻ.
+ Động viên, khích lệ để trẻ ăn hết suất.
+ Quan tâm đến chế độ ăn của trẻ Suy dinh dưỡng và trẻ béo phì.
- Chăm sóc giấc ngủ của trẻ:
+ Phòng ngủ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
+ Phòng ngủ đảm bảo yên tĩnh, có rèm che ánh sáng.
+ Trẻ được ngủ đủ giấc.
- Quản lý học sinh mắc bệnh:
+ Bệnh tim, hen phế quản, bướu cổ, cong vẹo cột sống,…
5. Triển khai khám sức khỏe định kỳ :
- Một năm trẻ được cân 3 lần (vào các tháng: 9,12,4) và được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng để có biện pháp phối hợp với gia đình làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.Trẻ được đo 1 năm 2 lần vào đầu năm và cuối năm.
- Trẻ Suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được cân và theo dõi hàng tháng.
- Trẻ được khám sức khỏe 2 lần/ năm.
6. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác ATTP, phòng chống dịch bệnh trong trường:
- Chú trọng trong khâu giao nhận thực phẩm : độ tươi ngon của thực phẩm.
- Khâu vệ sinh : theo tiêu chuẩn bếp ăn 1 chiều.
- Khâu chế biến : khi chế biến phải đi găng, mặc tạp dề, đeo khẩu trang, đi ủng, móng tay phải cắt ngắn v...v...
- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc triển khai các các hoạt động chăm sóc, phòng chống dịch bệnh.
- Có các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm gây dịch trong trường học và thực hiện tốt việc thông tin báo cáo kịp thời các trường hợp học sinh mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch để phối hợp sử lý dịch.
- Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các môi trường có nguy cơ sản sinh bọ gậy, thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới 100% CBGV-NV, phụ huynh và học sinh bằng mọi hình thức.
- Thông báo kịp thời các trường hợp trẻ mắc bệnh cho phụ huynh để phối hợp chuyển tuyến điều trị.
7. Phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ tại trường học mầm non:
- Kiểm tra, loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi có nguy cơ gây tai nạn thương tích trong lớp và ngoài lớp học.
- Cán bộ y tế của trường và giáo viên là người phải nắm rõ một số cách sơ cứu ban đầu khi trẻ bị tai nạn thương tích.
III -KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THEO THÁNG - NĂM HỌC 2017 - 2018:
Tháng
|
Lịch trình hoạt động
|
Thời gian
tiến hành
|
PCNV
|
Nhận xét
|
8
|
- Giúp trẻ làm quen với nề nếp, sinh hoạt theo giờ của trường và lớp. Dạy trẻ tự vệ sinh cá nhân, thân thể (đánh răng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn)
- Tuyên truyền đến phụ huynh cùng kết hợp đưa trẻ vào nếp.
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
|
Từ 1 - 31/ 8/ 2017
Hàng ngày
Hàng tuần
|
GVCN
NV y tế
Giáo viên
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
|
|
9
|
- Cân, đo cho trẻ lần 1
- Làm tốt công tác phối hợp với TTYT phường, quận khám sức khoẻ cho trẻ lần 1.
- Đưa thông tin kết quả KSK, cân, đo trẻ ra ngoài bảng tuyên truyền
-Tuyên truyền dịch bệnh Sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm, lây lan: Ebola, sốt xuất huyết, chân tay miệng, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ,...
- Kiểm tra loại bỏ các ĐDĐC có nguy cơ gây tai nạn thương tích.
- Phân công Vệ sinh nhóm lớp và toàn trường theo lịch.
- Thường xuyên VS đồ dùng dụng cụ nấu ăn và đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Ký kết hợp đồng thực phẩm với các công ty có đủ tư cách pháp nhân.
- Rà soát, kiểm tra đầu tư thuốc, đồ dùng y tế.
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và khi có nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
- Kiểm tra khâu giao nhận, chế biến thực phẩm, tính định lượng khẩu phần ăn của trẻ
- Xây dựng thực đơn mùa hè có bổ sung thêm món xào theo chỉ đạo của Sở GD, điều chỉnh các chất hợp lý theo đúng quy định
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
- Đánh giá công tác thực hiện
|
22/9/2017
Tuần 4
Tuần 3
Tuần 2, 3
Cả tháng
Thứ 5 hàng tuần
Cả tháng
Đầu năm
Tuần 1
Tuần 3
Tuần 2
Hàng ngày
Cả tháng
Hàng tuần
Cuối tháng
|
NV Y tế, Y tế Phường, GV
HPN, NV Y tế, Y tế phường.
GV, Y tế
GV, Y tế
TTGV, B.Vệ, NV Y tế
Các bộ phận
GV, Tổ bếp
Hiệu Trưởng
NV Y tế
BCĐ
BCĐ
BGH
HP Nuôi, Bếp, KT
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
BCĐ
|
|
10
|
- Cân và chăm sóc trẻ SDD, Béo Phì.
- Các lớp xây dựng góc tuyên truyền và phòng bệnh: Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, SDD, BF, Ebola, ...
- Tập huấn các quy định về đảm bảo ATTP, phòng chống dịch bệnh, y tế học đường, dinh dưỡng hợp lý,
- Tổ chức cho giáo viên buổi tọa đàm về chăm sóc sơ cứu ban đầu khi trẻ mắc bệnh hay khi bị thương tích: gẫy tay, hen, Hóc sặc...
- Tẩy rửa đồ chơi…thường xuyên.
- Rà soát, loại bỏ các đồ chơi tại lớp và xung quanh trường học có nguy cơ gây ra thương tích cho trẻ.
- Rèn vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ: Rửa tay, lau mặt, đánh răng.
- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học
-Xây dựng thực đơn mùa đông.
- Kiểm tra khâu giao nhận, chế biến thực phẩm, tính định lượng khẩu phần ăn của trẻ
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
- Đánh giá công tác thực hiện
|
22/10/2017
Cả tháng
Tháng 10
Tháng 10
Thứ 5 hàng tuần
Hàng ngày
Cả tháng
Hàng tuần
Tuần 1
Cả tháng
Hàng tuần
Cuối tháng
|
NVYT,
GV, BGH
HPN, YT, GV
HP,YT, NV bếp,
GV
Y tế, HPN
GV
GV, B.vệ, NV Y tế
GV
BCĐ
HPN, K.Toán, Tổ bếp
HPN, K.Toán
BGH, Ban TT
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
BCĐ CSSKBĐ
|
|
11
|
- Cân và chăm sóc trẻ SDD, Béo Phì
- Tuyên truyền tiêm chủng mở rộng
- Phối kết hợp với PH thực hiện tốt công tác VSCS cho trẻ.
- Tuyên truyền chế độ ăn của trẻ tại trường
- Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ cả về chất, về lượng
- Quan tâm đến chế độ ăn của trẻ SDD và Béo phì.
- Tập huấn hướng dẫn giáo viên cách pha Cloraminb để vệ sinh nhóm lớp.
- Rà soát, loại bỏ các đồ chơi tại lớp và xung quanh trường học có nguy cơ gây ra thương tích cho trẻ.
- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
- Đánh giá công tác thực hiện
|
22/11/2017
Tuần 1
Cả tháng
Hàng tuần
Cả tháng
Cả tháng
Tuần 1
Hàng ngày
Hàng tuần
Hàng tuần
Cuối tháng
|
NVYT
GV, BGH
Y tế, GV
GV
GV
HPN, K.Toán,
Tổ bếp.
GV, Tổ bếp, HPN
NV Y tế, GV
Y tế, GV, B.vệ
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
BCĐ CSSKBĐ
|
|
12
|
- Phối hợp với TT Y tế của Phường chăm sóc sức khỏe của trẻ SDD, Béo phì và trẻ yếu.
- Cân sức khỏe lần 2 cho trẻ.
- Đưa thông tin kết quả KSK, cân, đo trẻ ra ngoài bảng tuyên truyền
- Phối hợp với y tế Phường cho trẻ uống Vitamin A
- Phối hợp với trung tâm y tế tổ chức tuyên truyền dinh dưỡng cho cha mẹ trẻ.
-Tuyên truyền bệnh Sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm, lây lan: Ebola, chân tay miệng, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ,..và một số dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.
- Thường xuyên VS đồ dùng dụng cụ nấu ăn và đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Mua bổ xung trang thiết bị y tế lần 2
- Rèn vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ: Rửa tay, lau mặt, đánh răng.
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
- Đánh giá công tác thực hiện
|
Tuần 1
22/12/2017
Tuần 3
Tuần 2
Tuần 1
Cả tháng
Hàng ngày
Tháng 12
Cả tháng
Hàng tuần
Cuối tháng
|
Y tế, GV
Y tế, GV
Y tế, GV
NV Y tế, GV, Y tế phường
NV Y tế, GV
NV Y tế, GV
Tổ bếp, GV
NV Y tế
GV
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
BCĐ
|
|
1
|
- Rà soát thay thế, bổ sung thuốc y tế.
- Làm tốt công tác phòng các dịch bệnh theo mùa.
- Cân trẻ SDD, Béo phì
- Kiểm tra dây truyền chế biến thực phẩm thường xuyên.Thực hiện nề nếp ăn - ngủ của trẻ.
- Làm tốt công tác VS phòng bệnh Sốt xuất huyết, đau mắt, thủy đậu, tay chân, miệng, đưa Cloraminb để các lớp vệ sinh đồ dùng cá nhân, phòng lớp cho trẻ.
- Rà soát, loại bỏ các đồ chơi tại lớp và xung quanh trường học có nguy cơ gây ra thương tích cho trẻ.
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
- Rèn vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ: Rửa tay, lau mặt, đánh răng.
- Đánh giá công tác thực hiện
|
Tuần 1
Cả tháng
22/1/2018
Cả tháng
Cả tháng
Cả tháng
Hàng tuần
Cả tháng
Cuối tháng
|
Y tế
GV, Y tế, Tổ bếp, BCĐ
GV, Y tế
BGH
GV, Y tế, BCĐ
GV, BVệ, NV Y tế
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
GV
BCĐ
|
|
2
|
- Cân trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì
- Đưa Thông tin kết quả cân trẻ ra ngoài bảng tuyên truyền
- Làm tốt công tác tuyên truyền các dịch bệnh truyền nhiễm, các dịch bệnh có khả năng lây lan rộng.
- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
- Đánh giá công tác thực hiện
|
22/2/2018
Tuần 2
Cả tháng
Cả tháng
Hàng tuần
Cuối tháng
|
GV, Y tế
GV, NV Y tế
GV, Y tế, BCĐ
HPN, B.vệ, GV,BCĐ
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
BCĐ
|
|
3
|
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, xây dựng thực đơn mùa hè phù hợp với khẩu vị của trẻ, đảm bảo dinh dưỡng
- Lồng GD dinh dưỡng cho trẻ vào các tiết học: Nhận biết phân biệt 4 nhóm chất.
- Tiếp tục rèn thói quen ăn uống, giữ gìn VS cá nhân, có thói quen lao động tự phục vụ; chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
-Thường xuyên thay đổi nội dung tuyên truyền tại các góc tuyên truyền của lớp, nhà trường.
- Rà soát, loại bỏ các đồ chơi tại lớp và xung quanh trường học có nguy cơ gây ra thương tích cho trẻ.
- Thường xuyên VS đồ dùng dụng cụ nấu ăn và đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Đánh giá công tác thực hiện
|
Tuần 1
Hàng ngày
Hàng ngày
Hàng tuần
Hàng tuần
Hàng ngày
Hàng tuần
Cuối tháng
|
HPN, K.Toán, Tổ bếp
GV
GV
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
GV, NV Y tế
GV, B.vệ, Y tế
GV, Tổ nuôi
BCĐ
|
|
4
|
- Kiểm tra và bổ sung thuốc cho trẻ theo thực tế.
- Phối hợp với trung tâm y tế phường tổ chức cân, đo lần 3 và khám sức khỏe lần 2 cho trẻ.
- Thông báo kết quả cân, đo và khám sức khỏe kịp thời cho phụ huynh trên bảng tuyên truyền.
- Thực hiện giáo dục tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng, GD luật lệ ATGT, GD bảo vệ môi trường.
- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
- Đánh giá công tác thực hiện
|
Tuần 1
Tuần 3
Tuần 3
Tháng 4
Hàng tuần
Hàng tuần
Cuối tháng
|
Y tế
GV, Y tế, Y tế phường.
Y tế, GV
GV
BGH, GV, Tổ bảo vệ
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
BCĐ
|
|
5
|
- Kiểm tra công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Kiểm tra dây truyền chế biến thực phẩm thường xuyên
- Tiếp tục lồng ghép giáo dục VSCN – Dinh dưỡng vào các buổi học của trẻ.
- Tổng hợp kết quả cân đo trẻ SDD, Béo phì
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước làm môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
- Làm tốt công tác phòng các dịch bệnh theo mùa.
|
Tuần 1
Hàng ngày
Hàng ngày
22/5/2018
Hàng tuần
Cả tháng
|
Trưởng ban
BGH
GV
GV, Y tế
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
BCĐ, Y tế, GV, Tổ nuôi
|
|
6
|
- Nghỉ hè
- Cân sức khỏe định kỳ trong hè lần 1.
- Xây dựng chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi, học tập hợp lý cho trẻ tại trường.
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước tạo môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..)
|
22/6/2018
Tuần 1
Hàng tuần
|
NV Y tế, GV
BGH, GVCN
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
|
|
7
|
- Chuẩn bị cho công tác tuyển học sinh.
- Tuyên truyền về bệnh dịch mùa trong dịp hè : chân tay miệng, bệnh sởi, viêm não ...
- Phòng bệnh TNTT xảy ra trong dịp hè như: Đuối nước, ngã, say nắng, say nóng ....
- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, loại bỏ các dụng cụ chứa nước làm môi trường cho loăng quăng, bọ gậy sinh sản, Các dụng cụ chứa nước phải thường xuên thau rửa, có biện pháp sử lý cụ thể (Có nắp đậy, úp ngược, không chứa nước,..
|
Từ 1- 30/7/2018
Cả tháng
Cả tháng
Hàng tuần
|
BGH
NV Y tế,
GV
NV Y tế,
GV
Ban chỉ đạo, Bảo vệ, Y tế
|
|
|
Nơi nhận:
- Các bộ phận: Để thực hiện
- Lưu VP: Để lưu
|
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
NGUYỄN THỊ VINH
|
Đức Giang, ngày 27/9/2017
TRƯỞNG BAN
NGUYỄN THỊ LAN ANH
|
|
|