Bạn đừng quá lo lắng, bởi vì có thể trẻ đang gặp hội chứng đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển mà thôi. Trẻ dễ cảm thấy cơn đau ở chân, nhất là ở phía trước đùi, sau đầu gối và bắp chân.
Các cơn đau thường trở nặng vào buổi chiều muộn, tối và cả khi ngủ vào ban đêm. Vào buổi sáng, cơn đau có thể biến mất. Một vài trẻ cũng bị đau bụng hay đau đầu khi cơn đau xuất hiện. Các cơn đau xảy ra với tần suất cao bắt đầu lúc trẻ khoảng 3 hoặc 4 tuổi. Chúng có xu hướng tái phát ở trẻ 8-12 tuổi.
Nguyên nhân trẻ bị nhức chân về đêm
Trẻ bị nhức chân về đêm thường được cho là dấu hiệu của hội chứng đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển. Song cũng có thể nguyên nhân không chỉ liên quan đến sự thúc đẩy tăng trưởng. Thay vào đó, những cơn đau này đôi khi chỉ là đau cơ do các hoạt động cường độ cao như chạy, nhảy và leo núi. Những cơn đau thường xuất hiện khi trẻ chơi thể thao trong ngày.
Triệu chứng của đau xương ở tuổi đang phát triển
Triệu chứng của cơn đau ở mỗi trẻ khác nhau. Một số trẻ bị đau rất nhiều, một số lại chỉ đau nhức sơ sơ. Hầu hết trẻ sẽ không bị đau như vậy mỗi ngày. Cơn đau có thể đến và đi. Hầu hết trẻ em đều vượt qua các cơn đau xương ở lứa tuổi đang phát triển trong vòng vài năm.
Cơn đau thường xuất hiện vào cuối buổi chiều và buổi tối, ngay trước giờ ăn tối và trước khi đi ngủ. Tình trạng trẻ bị nhức chân về đêm có thể đau đến mức đánh thức trẻ dậy. Nếu thấy trẻ hoàn toàn ổn vào buổi sáng, bạn đừng vội nghĩ việc trẻ than đau chân vào tối hôm trước chỉ là lời đùa hay nói dối. Vì bởi với hội chứng này, các cơn đau thường biến mất vào buổi sáng.
Thông thường, cơn đau xương ở lứa tuổi đang phát triển sẽ xuất hiện ở cả hai chân, đặc biệt là ở mặt trước của đùi, mặt sau của chân (bắp chân) hoặc phía sau đầu gối. Những đứa trẻ đang lớn cũng dễ bị đau đầu và đau bụng. Cơn đau thường không cản trở hay ảnh hưởng tới hoạt động của trẻ.
Chẩn đoán trẻ bị nhức chân về đêm
Bác sĩ thường khám và hỏi những câu về bệnh sử và triệu chứng của trẻ. Điều quan trọng là phải loại trừ bất kỳ nguyên nhân nào khác có thể gây ra cơn đau trước khi đưa ra chẩn đoán đó là triệu chứng đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển. Vì thế, bạn cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ bị nhức chân về đêm. Nếu bác sĩ không cho xét nghiệm máu và chụp X-quang thì cũng là điều bình thường vì có thể nó không cần thiết.
Cách chữa trẻ bị đau nhức chân về đêm
Cách điều trị tình trạng trẻ bị nhức chân về đêm phụ thuộc vào mức độ đau của trẻ. MarryBaby sẽ mách bạn một vài cách để giảm bớt khó chịu và giúp trẻ cảm thấy tốt hơn nhé!
- Xoa bóp chân.
- Kéo căng cơ chân.
- Đặt một miếng vải ấm hoặc miếng đệm nóng lên chân bị đau. Lưu ý kiểm tra nhiệt độ để tránh làm bỏng da và không sử dụng khi ngủ.
Nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn liệu có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuyệt đối không tự cho trẻ uống aspirin vì có thể bị hội chứng Reye, một căn bệnh đe dọa tính mạng.
Lợi ích của việc tập thể dục từ nhỏ50 cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 23 năm cho thấy: Trẻ em tập thể dục và rèn luyện thể chất thường xuyên học tập tốt hơn trẻ thiếu vận động. Lợi ích của việc tập thể dục từ nhỏ giúp tăng vận động, làm tăng lượng máu và ô-xy lên não, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh trong vùng hồi...
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Trẻ bị nhức chân về đêm không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống thì gia đình chỉ cần theo dõi. Tuy nhiên nếu cơn đau ngày càng tăng hoặc chỉ đau ở một bên chân có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay.
Cha mẹ nên nhớ trẻ bị nhức chân về đêm là các cơn đau liên quan đến cơ chứ không phải khớp. Và chúng không khiến con khó đi, đi khập khiễng hay sốt. Nếu trẻ bị ngã, sốt, ăn mất ngon, đi khập khiễng hoặc đi lại khó khăn, phát ban, khớp đỏ, ấm, đau, sưng, mệt mỏi, giảm cân… thì trẻ còn có thể bị đau nhức do chấn thương. Cha mẹ cần dẫn con đi khám để có chẩn đoán chính xác.