- Ổn định tổ chức
Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện có tên là “Gấu con ngoan ngoãn”
Cô sử dụng rối và kể truyện: Hôm nay trời rất đẹp, gấu mẹ mới nói với Gấu con “Gấu con ngoan hôm nay bà ngoại bị mệt, con giúp mẹ mang chỗ bánh này đến cho bà nhé”. Nghe mẹ dặn dò xong Gấu con liền cầm giỏ bánh đi ngay. Đi được một đoạn Gấu con thấy có 3 con đường 1 màu xanh, 1 màu đỏ, 1 màu vàng. Cả 3 con đường này đều dẫn đến nhà bà ngoại. Gấu con rất muốn đến nhà bà thật nhanh vì chắc giờ bà đã rất đói, nhưng biết đi đường nào cho gần đây? Gấu con rất băn khoăn. Các bạn lớp A3 có thể giúp cho bạn Gấu con không?
- Nội dung chính:
Phần 1: Ôn kỹ năng đo
-Bạn nào sẽ cho Gấu con một lời khuyên?
- Bạn nào giúp gấu con đo những con đường này?
- Cô gọi 3 trẻ lên đo.
- Sau khi trẻ đo cho trẻ lấy thẻ số tương ứng đặt vào mỗi đoạn đường
- Cô cho cả lớp đếm lại số đoạn trên mỗi đoạn đường để kiểm tra kết quả đo
- Đâu là đoạn đường ngắn nhất? Vì sao con biết?
Phần 2: Hình thành các mối quan hệ
HĐ 1: Trẻ đo và nêu kết quả đo
Các bạn vừa giúp bạn gấu chọn được con đường ngắn nhất để đến nhà bà ngoại rồi. Bạn gấu muốn cảm ơn các bạn nên đã tặng cho mỗi bạn một món quà đấy. Các con hãy lấy quà và về chỗ ngồi của mình .
Các con xem bạn Gấu đã tặng các con những gì?
- Bây giờ chúng mình cùng đo độ dài con đường từ nhà đến trường nào.
* Lần 1: Đo chiều dài con đường bằng viên gạch
Trước tiên mình sử dụng viên gạch để làm thước đo nhé.
Các con nhớ khi đo bằng viên gạch các con sẽ đo ở phía mép dưới của con đường. Tay trái các con cầm viên gạch, tay phải các con cầm bút chì, đo chiều dài con đường từ trái sang phải. Đặt sao cho 1 đầu viên gạch trùngvới một đầu của con đường, cạnh của viên gạch sát với cạnh dưới con đường, đánh dấu đầu còn lại rồi nhấc viên gạch ra. Tiếp tục đặt 1 đầu của viên gạch trùng với vạch vừa đánh dấu, đánh dấu tiếp đầu còn lại… Cứ như vậy đo đến hết con đường.
- Các con hãy đếm số đoạn vừa đánh dấu trên con đường nào?
- Con chọn thẻ số tương ứng đặt cạnh viên gạch
- Chiều dài con đường dài bằng mấy lần chiều dài viên gạch?
* Lần 2: Đo chiều dài con đường bằng ống hút
Tiếp theo chúng mình sử dụng ống hút để đo chiều dài con đường nhé.
Cách đo tương tự với cách mà các con sử dụng viên gạch để đo, tuy nhiên khi đo bằng ống hút các con hãy đo ở mép trên của con đường nhé!
- Các con hãy đếm số đoạn vừa đánh dấu ở mép trên con đường nào?
- Các con hãy chọn thẻ số tương ứng đặt cạnh ống hút
- Chiều dài con đường dài bằng mấy lần chiều dài ống hút?
HĐ 2: So sánh kết quả đo
- Các con vừa đo con đường bằng những thước đo nào?
- Các con thấy kết quả khi đo bằng viên gạch và khi đo bằng ống hút như thế nào với nhau?
- Khi đo bằng viên gạch các con đo được mấy lần đo?
- Khi đo bằng ống hút các con đo được mấy lần đo?
- Đo bằng thước đo nào thì được nhiều lần hơn?
- Đo bằng thước đo nào thì được ít lần hơn?
- Như vậy thước đo nào nào dài hơn và thước đo nào ngắn hơn?
- Tại sao các con biết viên gạch dài hơn, ống hút ngắn hơn?
HĐ 3: Hình thành các mối quan hệ
- Vậy tại sao khi đo chiều dài con đường mà 2 kết quả đo lại khác nhau?
=> Cô chính xác hóa kết quả: Khi đo chiều dài con đường bằng viên gạch và ống hút thì viên gạch dài hơn nên do được ít lần hơn còn ống hút ngắn hơn nên đo được nhiều lần hơn.
=> Cô khái quát hóa kết quả: Khi đo chiều dài của một đối tượng bằng các thước đo khác nhau thì thước đo nào dài hơn sẽ đo được ít lần hơn còn thước nào ngắn hơn thì sẽ đo được nhiều lần hơn
Phần 3: Luyện tập
* Trò chơi 1: “Đi qua đường hẹp”
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 hàng. Cô dẫn dắt: Hôm nay các bạn học rất giỏi nên bạn gấu có mời các bạn đến nhà bà ngoại của bạn Gấu chơi đấy.
Đường đi từ chỗ chúng mình đến nhà bạn gấu phải đi qua một đoạn đường hẹp. Chúng mình hãy cùng đi nối tiếp bàn chân xem đoạn đường hẹp đó dài bằng bao nhiêu bàn chân nhé.
- Cô đi mẫu: Giới thiệu cho trẻ khái niệm “Hơn” VD: chiều dài con đường bằng hơn 6 lần chiều dài bàn chân
Gọi 1trẻ lên đi
Đoạn đường này dài bằng bao nhiêu bước chân của bạn?
- Tại sao cô chỉ đi … bước còn bạn A phải đi …. bước
- Tiếp tục cho trẻ lần lượt đi nối tiếp qua đoạn đường hẹp, vừa đi vừa đếm số bước chân của mình và lấy thẻ số gần sát với kết quả đo cảu trẻ nhất
- Tại sao các con đường có cùng chiều dài mà lại có những kết quả đo khác nhau?
* Trò chơi 2: “Đo tiếp sức”
Cách chơi: Cô chia trẻ về 4 nhóm, mỗi nhóm đo một đồ dùng được dán trên bảng, nêu kết quả đo và nhận xét kết quả đo của nhóm mình.
Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, đội nào đo đúng và biết nêu kết quả đo của nhóm mình sẽ là đội chiến thắng.
3. Kết thúc: Cô khen ngợi động viên trẻ
|