* Mục đích: Trẻ nhận biết không khí làm cho nến cháy, không có không khí thì nến sẽ tắt.
* Chuẩn bị : 2 cái cốc, hai cây nến, 1 tờ giấy bạc đã đục lỗ và một tờ giấy bạc còn nguyên.
* Cách tiến hành:
- Đặt 2 cây nến vào trong 2 cốc. Đốt nến cho trẻ thấy hai cây nến cùng cháy.
- Cho trẻ quan sát hai tờ giấy bạc đã chuẩn bị sẵn và cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi dùng 2 tờ giấy bạc đó bịt lên 2 cốc nến đang cháy.
- Cô dùng 2 tờ giấy bạc bịt miệng 2 cốc nến.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra (một ngọn nến tắt, một ngọn nến tiếp tục cháy). Cho trẻ thảo luận: Vì sao một ngọn nến tắt ?
- Cô giải thích cho trẻ: Cốc có nến đang cháy là cốc được bịt tờ giấy bạc đục lỗ, không khí vẫn lọt được và bên trong cốc. Cốc có nến bị tắt bị bịt bằng miếng giấy bạc kín, không khí không lọt vào bên trong nên cây nến bị tắt.
Ở thí nghiệm “Vì sao ngọn nến tắt”, tôi đã cho trẻ làm thí nghiệm trong buổi hoạt động chiều. Đầu tiên, tôi cho trẻ nói về ích lợi của không khí đối với đời sống xung quanh. Rồi tôi cho trẻ tiến hành làm thí nghiệm và giải thích hiện tượng với hai cốc nến. Ở đây, một bài học về sự nguy hiểm của lửa mà trẻ cần phải hết sức cẩn thận khi dùng miếng giấy bạc bịt vào miệng cốc.
Cô và trẻ trường MN Đức Giang đang làm thí nghiệm