Đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ, để thỏa mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động góc”. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội.
Một giờ hoạt động góc của trẻ nhỏ lớp C5 trường Mầm non Đức Giang, các con vừa được chơi nhưng đồng thời cũng giúp các con bổ sung rất nhiều kiến thức cần thiết. Một số hình ảnh trong giờ hoạt động góc.
Cô đang thăm dò ý kiến trẻ, hỏi xem các con muốn chơi trò chơi gì? chơi ở góc nào? Hôm nay các con muốn đóng vai gì?
Góc bán hàng, góc nấu ăn và góc chơi tự do. Các con rất tự tin đóng vai những người bán và mua hàng, đóng vai những người nấu ăn rất thuần thục.
Hình ảnh ở góc bác sĩ khiến cho ai được chứng kiến cũng sẽ nghĩ rằng: Đây thực sự là những bác sĩ và ý tá đấy chứ!
Tại góc xây dựng, cả lớp say mê lắng nghe chàng kiến trúc sư tương lai giới thiệu về công trình của mình.
Góc tạo hình của những họa sĩ tài ba tương lai.
Toàn cảnh lớp học giờ hoạt động góc của các bạn nhỏ lớp C5,
rất vui vẻ nhưng cũng rất trật tư, nguyên tắc.
Hoạt động góc có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.