Như chúng ta đã biết “Quy luật của tự nhiên là trật tự và khi trật tự tự thân hình thành chính là lúc chúng ta biết rằng mình đã bị cuốn vào trật tự của vũ trụ”- Maria Montessori, Giáo dục và Hòa Bình
Trí tuệ của trẻ chứa đựng hàng nghìn ấn tượng giác quan được hấp thu từ môi trường sống xung quanh. Những ấn tượng này tạo ra một sự lộn xộn trong tâm trí của trẻ và cần được ưu tiên sắp xếp theo trật tự, nhu cầu này cấp bách hơn việc khám phá thêm những kiến thức mới.
Tất cả các sinh vật đều có tính trật tự. Cơ thể con người chúng ta là một ví dụ, các cơ quan trong cơ thể tồn tại độc lập với nhau và đều có trật tự riêng. Do vậy, hỗ trợ tổ chức trí óc của trẻ chính là hỗ trợ cho sự phát triển trong cơ thể trẻ. Tuy nhiên, tổ chức công việc là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính trật tự, đồng thời cũng ảnh hưởng đến quá trình thiết lập trật tự tinh thần của trẻ. Hiện nay, việc hình thành 1 trật tự nhất định đã được các trường mầm non đưa vào giáo dục trẻ. Tham gia một buổi học ở lớp C5 trường mầm non Đức Giang, các bạn nhỏ bước đầu đã có những trật tự nhất định trong các hoạt động ở lớp.
Một số hình ảnh trong trong 1 ngày đến lớp của các bạn nhỏ C5
Các bạn nhỏ xếp hàng ngay ngắn lấy ghế đi vào tổ ngồi chuẩn bị học bài
Sau khi kết thúc giờ học, các bạn nhỏ xếp hàng cất ghế để chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo trong ngày.
Xếp hàng ngay ngắn cất dép sau giờ vui chơi để vào lớp.
Ngay ngắn xếp hàng rửa tay trước khi ăn cơm.
Khi đi lấy gối để lên giường đi ngủ cũng rất nghiêm chỉnh chấp hành hàng ngũ nhé.
Như vậy, sự nhất quán liên quan đến trật tự trong môi trường xung quanh, tính tuần tự nhất quán của những hoạt động thường ngày tại trường, sự nhất quán của người giáo viên và nhất quán trong lời nói của cô. Những trải nghiệm liên tiếp về tính nhất quán sẽ giúp trẻ thiết lập trật tự nội tại ngoài góp phần hình thành tính tự lập, tự tin và thích nghi với môi trường của trẻ.