Đối với trẻ mầm non việc cho trẻ “khám phá khoa học” là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra. Việc sử dụng trực quan, trò chơi, đàm thoại, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán...
Qua hoạt động mà trẻ được trải nghiệm trẻ đã lĩnh hội được kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống như: Kĩ năng lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác trong nhóm bạn bè..., trẻ vui tươi, sảng khoái, phấn khởi với sản phẩm do chính bàn tay mình tạo ra.
Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ, để thiết kế các tiết dạy sinh động, sáng tạo, tạo môi trường mở để kích thích trẻ hoạt động. Và cô giáo lớp A1 đã chọn những viên Sỏi để cho trẻ khám phá.
Dưới đây là 1 số hình ảnh của trẻ: