Chúng ta đều biết rằng tất cả mọi trẻ em đều biết vẽ trước khi biết viết. Khi khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện, hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả và lý thú nhất. Nét vẽ nghệch ngoặc, hồn nhiên hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng quan sát, cảm thụ cái đẹp và hình thành khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
Tiết học: “Làm đèn lồng” giúp trẻ biết tên và đặc điểm, biết cách gập giấy, cắt, dán tạo thành chiếc đèn lồng
Tiết học: “Cắt đồ dùng gia đình trong họa báo” lại giúp trẻ nhận ra các loại đồ dùng trong gia đình ở trong hoạ báo. Trẻ có kĩ năng cầm kéo, cắt các đường thẳng theo viền các hình hoạ báo sắp xếp bố cục để tạo thành bức tranh về đồ dùng trong gia đình
Tiết học: “Vẽ ngôi nhà của bé” và “Vẽ người thân trong gia đình” lại giúp trẻ thể hiện cảm hướng về người thân, gia đình, về ngôi nhà thân yêu. Tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn về tình cảm gia đình.
Những hoạt động tạo hình của các bạn lớp A5 chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Sản phẩm đó chỉ là cảm hứng, động tác vụng về nhưng vẫn là cách trẻ thể hiện “tài năng” và tình cảm của mình. Nếu trẻ không có năng khiếu về tạo hình thì thông qua hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của các bé lớp A5 là một quá trình giúp trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang hình thành.