Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ được nghe nhạc sẽ học đọc, viết, toán, ngoại ngữ tốt hơn, và có một mức độ tập trung và lập luận về không gian cao hơn những trẻ không được tiếp xúc với âm nhạc. Âm nhạc cũng có thể đem lại nhiều lợi ích cho việc học ngoại ngữ từ ngữ pháp và cách phát âm để nhanh chóng bắt nhịp và trọng âm khi học ngôn ngữ đầu tiên hoặc thứ hai. Nó có thể xây dựng các kỹ năng xã hội và tình cảm, giảm những lo âu buồn phiền, hỗ trợ phát triển trí óc, và tăng tính sáng tạo. Tất cả trẻ em đều có năng khiếu về âm nhạc. Khi âm nhạc vang lên, có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ.
Một số hình ảnh minh họa
Các tổ lần lượt lên biểu diễn
Các nhóm lên biểu dễn kết hợp với trang phục và dụng cụ âm nhạc
Bé Phương Nhi biểu diễn kết hợp với ban nhạc
Trong gia đình, cha mẹ có thể đóng vai trò tích cực trong việc bồi dưỡng sự phát triển âm nhạc của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho bé bộc lộ các kỹ năng âm nhạc. Thậm chí nếu cha mẹ không phải là những chuyên gia âm nhạc mà họ vẫn có thể làm nên sự khác biệt bằng cách làm âm nhạc trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của gia đình hãy cùng con yêu khôn lớn là lời nhắc nhở đến các bậc phụ huynh.