Hoạt động vẽ tranh mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Hoạt động vẽ giống như một phương tiện biểu đạt của tư duy, nó kích thích trẻ suy nghĩ những hình ảnh mà quan sát được về thế giới xung quanh và biểu thị thành hành động qua những nét vẽ từ đó giúp trẻ lĩnh hội, có sự đồng nhất giữa suy nghĩ và hình ảnh thực về màu sắc, hình dáng, kích thước…của một sự vật, hiện tượng nào đó.
Vẽ có thể coi là ngôn ngữ giao tiếp với người khác cảm xúc, mong muốn muốn, tình cảm, ước mơ truyền tải với người khác khi trẻ chưa hoàn thiện ngôn ngữ nói thông qua những bức tranh. Và hoạt động vẽ chính là phương thức biểu đạt đem lại hiệu quả cao nhất và đơn giản nhất.
Những nét vẽ nguệch ngoạc, chưa rõ nét nhưng nó rất quan trọng, là nền tảng cho quá trình hình thành tư duy sáng tạo và những cảm thụ về cái đẹp.Việc trẻ học vẽ sẽ kích thích não bộ của trẻ phải hoạt động tích cực để có thể nhận diện, xác định về những màu sắc, hình dáng, kích thước…của sự vật.
Khi trẻ đã có những khuôn mẫu về sự vật hiện tượng thì trong quá trình vẽ trẻ sẽ phát huy trí tưởng tượng của mình và phá vỡ những khuôn mẫu đó và sáng tạo ra những cái mới. Như vậy, vẽ là một môn nghệ thuật có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Những nét vẽ nguệch ngoạc của trẻ lại chính là những bức tranh chứa đựng những điều lý thú mà không phải ai cũng có thể nhìn ra được. Những nét tưởng chừng không có một quy tắc nào nhưng nó lại mở ra những điều mới mẻ từ góc nhìn của trẻ về thế giới xung quanh. Đó chính là sự sáng tạo.
Hoạt động vẽ tranh giúp trẻ có thể giúp trẻ thư giãn sau những giờ học căng thẳng hay muốn thể hiện cảm xúc của bản thân. Qua những bức tranh trẻ sẽ phát hiện ra những cái đẹp của những sự vật, hiện tượng và có sự nhận định đúng đắn về cái đẹp.
Bức tranh là nơi trẻ có thể gửi gắm những cảm xúc của trẻ vui, buồn, tức giận…qua những gam màu. Thông qua những bức tranh có thể hiểu được những nét tính cách, cảm xúc của trẻ. Hãy cùng xem những bức tranh mà trẻ đã sáng tạo nhé!