Những năm học trước các hoạt động chiều hay các hoạt động ở giờ đón và trả trẻ các cô thường tổ chức cho trẻ ôn thơ, ôn chữ cái, làm bài tập toán hay biểu diễn văn nghệ nhưng thường xuyên chỉ những hoạt động như vậy trẻ không còn hứng thú và tập trung lâu nữa. Vì vậy các cô luôn suy nghĩ tìm ra cái gì đó mới lạ để thu hút trẻ. Từ suy nghĩ như vậy các cô bắt đầu nghĩ đến tìm kiếm và sưu tầm các thí nghiệm vui hấp dẫn, mới lạ nhằm mang đến niềm vui và tạo ra những tiếng cười vui vẻ cho trẻ, điều đó làm các cô cảm thấy vui, nhận thấy trẻ thông minh, ngộ nghĩnh và đáng yêu biết bao. Hơn thế nữa trẻ còn được cô hướng dẫn và tự tay mình tham gia vào các thí nghiệm điều này làm trẻ còn vui vẻ và hứng thú nhiều hơn. Từ đó trẻ yêu thích trường lớp, cô và các bạn nhiều hơn và luôn mong muốn được tới trường, tới lớp.
Sau đây là 1 số thí nghiệm mà trẻ lớp A6 được tham gia .
1. Thí nghiệm 1: Sự biến đổi của màu sắc
* Mục đích : Trẻ biết sự kết hợp của hai màu cơ bản để tạo thành một màu mới.
* Chuẩn bị : Ba hộp màu cơ bản: màu đỏ, xanh dương, vàng, khay màu, bút lông, khăn lau bút. Các mẩu vải vụn, khăn mặt màu trắng, vỏ chai nhựa...
+ Cho trẻ về nhóm phán đoán về sự kết hợp của hai màu cơ bản và màu mới tạo thành.
- Cho trẻ thực hành pha 2 màu tạo ra màu mới và nêu kết quả.
+ Màu đỏ pha với màu vàng thành màu cam.
+ Màu xanh dương pha với màu vàng thành màu xanh lá cây
+ Màu đỏ với màu xanh dương ra màu tím. Cho cả lớp nhắc lại kết quả
- Trẻ ứng dụng thí nghiệm này vào nhuộm vải, vẽ tranh, chơi với nước.
Ở thí nghiệm này, trẻ vừa biết kết quả của 2 màu cơ bản đã pha, vừa biết ứng dụng của màu sắc vào cuộc sống lại được chơi với màu rất vui vẻ. Trẻ làm việc theo từng nhóm rất hăng say và thể hiện ngay trên sản phẩm của mình, trẻ rất tự hào để khoe với các bạn và bố mẹ về việc trẻ đã làm được tưởng chừng như rất khó, nhưng sau khi trẻ tự làm thí nghiệm việc tạo ra màu mới với trẻ trở nên đơn giản hơn. Bố mẹ có thể hoàn toàn tự hào về trẻ.
1. Thí nghiệm 2: Quả bóng thần kỳ
* Mục đích: Trẻ biết nước lạnh làm giảm sức nóng của lửa nên quả bóng bay không cháy và vỡ.
- Trẻ biết quả bóng bay sẽ vỡ khi gặp lửa và khi quả bóng có nước gặp lửa quả bóng không bị vỡ.
* Chuẩn bị:
- Nến, bật lửa, 1 cốc nước, 2 quả bóng
* Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đối tượng. Và có thể đoán xem cô sẽ làm gì với quả bóng bay này.
- Với quả bóng bay thứ nhất cô hơ trên ngọn lửa. Trẻ nhận xét là quả bóng bị vỡ
- Với quả bóng thứ 2 cô đổ nước vào và hơ trên ngọn lửa.
- Các con thấy điều kỳ diệu gì xảy ra?
- Trẻ phát hiện là quả bóng không bị vỡ
* Kết luận: nước làm da quả bóng dầy hơn và giảm độ nóng của lửa nên quả bóng không bị vỡ
Ở thí nghiệm này trẻ cảm thấy rất thú vị vì đã khám phá ra điều kỳ lạ mới, quả bóng đã không bị vỡ điều này thế mà từ trước trẻ không hề biết, hôm nay biết được trẻ cảm thấy rất vui vì biết thêm được điều mới. Và với thí nghiệm này cô có thể áp dụng dạy trẻ trong hoạt động chiều.