Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay được coi là liều vaccine tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả cộng đồng. Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng. Ở trường mầm non cũng vậy, đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh đặc biệt vệ sinh cá nhân sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và có hành vi văn minh.
Việc giáo dục vệ sinh cho trẻ đặc biệt là rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn xong, khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh sẽ giúp trẻ có thói quen vệ sinh, phòng tránh được các bệnh. Vì vậy muốn tạo được thói quen cho trẻ cô giáo cần tổ chức rèn kỹ năng hướngdẫn trẻ động tác chính xác và thường xuyên thực hiện thói quen đó.
Sau đây là một số hình ảnh về hoạt động rèn kỹ năng rửa tay của các bạn lớp B2:
Các bạn lớp mẫu giáo Nhỡ B2 đang cùng nhau học cách rửa tay.
- Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại
- Bước 4: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
Bước 7: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn.
Chúc các bé luôn có đôi bàn tay sạch đẹp!