Trong trường mầm non cùng với các hoạt động khác, hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản: Vẽ, cắt, xé, dán, nặn, phối màu... Trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các họa tiết còn đơn giản như: ngôi nhà, cây, bông hoa, mưa, vẽ về biển, thuyền.. nhưng mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm. Ngoài ra năm học 2018- 2019 là năm học có nhiều đề tài giúp trẻ sáng tạo nghệ thuật, thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình như: gấp dán con gà, gấp và dán cây thông, tô nét quả bí ngô và chú Hề…. Ngoài ra, giờ tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: Tư thế ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô nét đúng chiều, sử dụng màu sắc... đó là những kỹ năng rất cần thiết và quan trọng cho trẻ sau này.
Hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một hoạt động nghệ thuật đóng một vai trò quan trọng, nó là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực đời sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó trẻ mẫu giáo không chỉ khám phá và lĩnh hội kiến thức về thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ yêu cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp, trẻ gửi gắm vào đó tâm hồn và tinh thần của người “nghệ sĩ”.
Sau đây những sáng tạo nghệ thuật của các bé lớp Nhỡ B4 thông qua hoạt động tạo hình với đề tài “Chắp ghép hình tạo thành bức tranh”. Đây là đề tài đổi mới trong năm học 2018 - 2019 nhưng đã để lại thành công lớn. Trẻ lớp tôi rất hào hứng thể hiện được sự khéo léo, sáng tạo của chính mình tạo ra bức tranh đẹp.
Cô hướng dẫn trẻ tỉ mỉ để tạo ra bức tranh
Trẻ say sưa làm bài