Căn cứ Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGĐT ngày 12/05/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác Y tế trường học;
Căn cứ vào Thông tư số 287/KH-UBND ngày 21/08/2017 của Ủy ban nhân dân quận Long Biên về việc triển khai công tác Y tế trường học trên địa bàn quận năm học 2017 – 2018;
Trên cơ sở kết quả thực hiện công tác y tế học đường năm học 2016 – 2017, trường mầm non Đức Giang xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế trường học năm học 2017 – 2018 với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường; bảo đảm cho học sinh được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ; giảm tỉ lệ mắc bệnh, tật và nâng cao sức khỏe của học sinh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Ít nhất 98,5% trẻ được khám sức khỏe 2 lần/năm và được cân đo 3 lần/năm; thông báo tình trạng sức khỏe tới gia đình của 100% học sinh bị nghi ngờ mắc bệnh để phối hợp chuyển tuyến điều trị.
- Đảm bảo đầy đủ các Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, đảm bảo đủ các cam kết của các đơn vị cung cấp thực phẩm cho nhà trường. Đảm bảo đủ 100% không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra tại nhà trường.
- Tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh trong các trường học, đảm cho học sinh được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và nâng cao sức khỏe của học sinh.
- Nhà trường thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ăn chứa tại bể ngầm, bể mái, 100% học sinh được sử dụng nước uống tinh khiết đã được nhà trường ký kết hợp đồng.
- Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và dự phòng các bệnh thường gặp cho học sinh.
- Thực hiện việc giám sát phát hiện sớm dịch bệnh trong trường học và các cơ sở giáo dục để xử lý kịp thời, triệt để.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được tập huấn và xây dựng mô hình “Trường học an toàn”.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1) Công tác chỉ đạo:
- Các chỉ đạo hoạt động y tế trường học là Ban chỉ đạo CSSKBĐ quân, phường. Kiện toàn BCĐ trường khi có thay đổi thành viên.
- Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe học sinh gồm có:
+ Bà Nguyễn Thị Vinh: Trưởng ban – Phó hiệu trưởng
+ Bà Nguyễn Thị Hiên: Phó trưởng trạm Y tế phường – Phó trưởng ban
+ Bà Đỗ Thị Kim Dung: Ủy viên thường trực – NV Y tế - Hội Chữ thập đỏ trường
+ Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng: Ủy viên – Bí thư chi đoàn
+ Bà Lê Thị Hà Châu: Ủy viên – Tổ trưởng chuyên môn
+ Bà Nguyễn Thị Việt Quyên: Ủy viên – Tổ trưởng chuyên môn
+ Bà Đào Thị Thu Thủy: Ủy viên – Giáo viên
+ Bà Trần Thị Bích Hằng: Ủy viên – Giáo viên
- Xây dựng và ban hành các kế hoạch và văn bản chỉ đạo triển khai công tác YTTH.
- Đôn đốc các giáo viên, nhân viên thực hiện các quy định của pháp luật về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh trong trường.
2) Công tác của cán bộ y tế:
- Cán bộ y tế tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Y tế học được do cấp trên tổ chức.
- Cán bộ Y tế phải nắm rõ một số cách sơ cứu ban đầu khi trẻ bị tại nạn, thương tích.
- Phòng y tế được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị thuốc thiết yếu tối thiểu theo quy định.
- Luôn rà soát, kiểm tra, loại bỏ các loại thuốc đã quá hạn sử dụng và mua bổ sung cho đầy đủ.
- Mở sổ theo dõi trẻ mắc dịch bệnh hàng ngày và báo cáo gửi lên cấp trên khi có yêu cầu.
- Phối hợp giữa cán bộ y tế với giáo viên trong trường triển khai đầy đủ các nội dung chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường: khám sức khỏe định kỳ 02 lần/ năm, súc miệng bằng nước muối, phòng, chống cận thị học đường, hen phế quản,...
- Thông báo các trường hợp mắc bệnh cho phụ huynh học sinh, triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP, phòng chống dịch bệnh và thực hiện tốt việc thông tin, báo cáo các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để phối hợp xử lý dịch.
3) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe:
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, cán bộ giáo viên trong ngành học MN và xã hội hiểu biết vể tầm quan trọng của việc bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo hướng tiếp cận nâng cao sức khỏe; truyền thông về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của học sinh đối với việc tham gia bảo hiểm y tế.
- Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc vệ sinh răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các bài giảng, các trò chơi, qua các mô hình học tập.
- Các bài tuyên truyền phải bám sát nội dung, tiến độ có hiệu quả.
VD: + Tuyên truyền VS và chăm sóc da.
+ Vệ sinh chăm sóc răng miệng.
+ Cách đánh răng.
+ Tuyên truyền cách nhận biết các dấu hiệu của các dịch bệnh, cách phòng tránh và hướng điều trị.
+ Cách xử lý các tai nạn thường xảy ra đối với trẻ mầm non...
- Tuyên truyển tăng cường trong các đợt cao điểm: tháng an toàn giao thông, tuần lễ VSATTP, phòng chống cháy nổ, các dịch bệnh bùng phát thông qua các hình thức bài tuyên truyền dán ở góc tuyên truyền của lớp, của nhà trường, qua hình ảnh, qua truyền thông loa đài nhà trường, qua trao đổi...
4) Triển khai đầy đủ, hiệu quả các nội dung chăm sóc sức khỏe cho trẻ:
- Rà soát, củng cố và nâng cao chất lượng điều hành, năng lực chỉ đạo triển khai hoạt động PCTNTT của ban chỉ đạo trường học.
- Chỉ đạo triển khai các văn bản theo quy định, tổ chức tập huấn cho CBGNV trong nhà trường cách PTTNTT, CSSKBD.
- Các đồng chí trong ban phòng tránh tai nạn thương tích kếp hợp với giáo viên và nhân viên bảo vệ kiểm tra rà roát loại bỏ các đồ chơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ cả ở trong và ngoài lớp học.
- Cán bộ Y tế, cô giáo phải nắm rõ một số cách sơ cứu ban đầu khi trẻ bị tại nạn, thương tích
- Kểm tra hệ thống đường điện trước khi đón nhận trẻ vào lớp.
- Một năm trẻ được khám sức khỏe 2 lần/năm, trẻ được cân đo 3lần/năm vào các tháng 9, 12, 3.
- Trẻ được súc miệng bằng nước muối,..
- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc triển khai các các hoạt động chăm sóc, phòng chống dịch bệnh.
- Có các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm gây dịch trong trường học và thực hiện tốt việc thông tin báo cáo kịp thời các trường hợp học sinh mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch để phối hợp sử lý dịch.
- Thông báo kịp thời các trường hợp trẻ mắc bệnh cho phụ huynh để phối hợp chuyển tuyến điều trị.
5) Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ, phòng TNTT:
- Duy trì việc lồng ghép nội dung PTTNTT vào nội dung giáo dục của trẻ.
- Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống xâm phạm nhân phẩm và thân thể học sinh.
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục tự bảo vệ cách ứng phó khi tình huống nguy hiểm xảy ra.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý và phù hợp với lứa tuổi: dinh dưỡng là cách cơ thể sử dụng thức ăn cho sự khoẻ mạnh lớn lên và phát triển vì vậy cần có 1 chế độ ăn cho trẻ hợp lý.
- Cân đối thực phẩm của 4 nhóm chất.
- Sử dụng các thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Các món ăn phải tạo được hương vị, mấu sắc, tinh chất.
6) Môi trường sống an toàn và vệ sinh: (Công tác khảo sát, khắc phục nguy cơ gây tai nạn thương tích)
a) Môi trường an toàn và vệ sinh trong gia đình, trong và ngoài lớp học:
- Khảo sát chủ động phát hiện có biện pháp khắc phục các nguy cơ gây tai nạn thương tích.
- Hoàn thiện, củng cố phòng y tế nhà trường với nhân lực cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cấp cứu theo quy định.
- Nơi để trẻ sống và hoạt động, vui chơi sạch sẽ và an toàn đủ tiêu chuẩn trong trường mần non. Giáo dục trẻ bước đầu biết cách bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
- Dạy trẻ thực hành vệ sinh nhằm hình thành tính tự lập và kỹ năng tự phục vụ.
+ VD: Bé tập làm vệ sinh môi trường (Thực hiện trong và ngoài lớp học)
- Trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân: đánh răng, rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, rửa tay.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý và phù hợp với lứa tuổi: vì dinh dưỡng là cách cơ thể sử dụng thức ăn cho sự khoẻ mạnh lớn lên và phát triển vì vậy cần có 1 chế độ ăn cho trẻ hợp lý.
b) Chăm sóc và đáp ứmg nhu cầu của trẻ:
- Chăm sóc ăn uống: cho trẻ ăn uống hợp lý, đủ lượng, đủ chất.
- Chăm sóc giấc ngủ: đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc.
7) Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá:
- Ban chỉ đạo “Y tế học đường - Phòng tránh tai nạn thương tích” thường xuyên đi rà soát, kiểm tra công tác y tế học đường – phòng tránh tai nạn thương tích tại từng lớp học, từng khu vực, từng bộ phận cụ thể và lấy kết quả đó để đánh giá vào thi đua cuối tháng của từng cá nhân, từng bộ phận.
- Tổ chức kiểm tra tự đánh giá theo quy định xây dựng trường học an toàn, đánh giá theo 68 tiêu chí.
- Phối hợp với cơ quan chức năng, tăng cường công tác kiểm tra VSATTP, CSVC, Phòng cháy nổ....
- KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THEO THÁNG NĂM HỌC 2017 - 2018:
Tháng
|
Lịch trình hoạt động
|
Thời gian
tiến hành
|
PCNV
|
Nhận xét
|
9
|
- Dự triển khai kế hoạch y tế học đường do quận tổ chức
- Cân, đo cho trẻ lần 1
- Xây dựng kế hoạch triển khai công tác Y tế học đường năm học 2017-2018.
- Làm tốt công tác phối hợp với TTYT phường, quận khám sức khoẻ cho trẻ lần 1.
- Đưa thông tin kết quả KSK, cân, đo trẻ ra ngoài bảng tuyên truyền
-Tuyên truyền bệnh truyền nhiễm, lây lan: Ebola, sốt xuất huyết, chân tay miệng, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ,...
- Thường xuyên cho trẻ được súc miệng bằng nước muối,...
- Kiểm tra loại bỏ các ĐDĐC có nguy cơ gây tai nạn thương tích.
- Phân công Vệ sinh nhóm lớp và toàn trường theo lịch.
- Rà soát đồ dùng, đồ chơi có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ.
- Sửa chữa kiểm tra đường điện và đồ dùng điện.
- Thường xuyên vệ sinh đồ dùng dụng cụ nấu ăn và đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Ký kết hợp đồng thực phẩm với các công ty có đủ tư cách pháp nhân.
- Rà soát, kiểm tra đầu tư thuốc, đồ dùng y tế.
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nhận thực phẩm.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và khi có nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
- Kiểm tra khâu giao nhận, chế biến thực phẩm, tính định lượng khẩu phần ăn của trẻ
- Đánh giá công tác thực hiện Y tế học đường
|
10/9/2017
10/9/017
12/9/2017
Tuần 3
Tuần 2, 3
Cả tháng
Cả tháng
Cả tháng
Tuần 3
Hàng ngày
Hàng ngày
Hàng ngày
Đầu năm
Tuần 1
Cả tháng
Tuần 1
Cả tháng
Cả tháng
Cuối tháng
|
HPN, Y tế
NV, Y tế
HPN
HPN,GV, Y tế
GV
TTGV
GV
BCĐ-PTTNTT, GV
HPN
GV
Tổ bếp, B.vệ
Tổ bếp, GV
Hiệu trưởng
Đ/c Dung
BGH, KT, Bếp,
BTTNH
BGH, KT, GV, NV bếp
Đ/c Dung Y tế
BGH
Ban TĐ, BCĐ Y tế học đường, Các tổ
|
|
10
|
- Cân và chăm sóc trẻ SDD, Béo Phì.
- Các lớp xây dựng góc tuyên truyền và phòng bệnh: Tay chân miệng, SDD,BP, Ebola, sốt xuất huyết,...
- Tập huấn các quy định về đảm bảo ATTP, phòng chống dịch bệnh, y tế học đường, dinh dưỡng hợp lý, Phòng chống tai nạn thương tích do Phòng Y tế, trung tâm y tế và PGD tổ chức.
- Tổ chức cho giáo viên buổi tọa đàm về chăm sóc sơ cứu ban đầu khi trẻ mắc bệnh hay khi bị thương tích: gẫy tay, hen, hóc sặc...
- Tẩy rửa đồ chơi…thường xuyên.
- Rà soát, loại bỏ các đồ chơi tại lớp và xung quanh trường học có nguy cơ gây ra thương tích cho trẻ.
- Rèn vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ: Rửa tay, lau mặt, đánh răng.
- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học
-Xây dựng thực đơn mùa đông.
- Kiểm tra khâu giao nhận, chế biến thực phẩm, tính định lượng khẩu phần ăn của trẻ
- Đánh giá công tác thực hiện Y tế học đường
|
10/10/2017
Cả tháng
Tháng 10
Tháng 10
Tuần 1
Hàng ngày
Cả tháng
Hàng tuần
Tuần 1
Cả tháng
Cuối tháng
|
NVYT
GV, BGH
HPN, YT, GV
HP,YT, NV bếp,
GV
Y tế, HPN
GV
GV, B.vệ
GV
BCĐ
HPN, K.Toán
BGH, Ban TT
Ban TĐ, BCĐ Y tế học đường, Các tổ
|
|
11
|
- Cân và chăm sóc trẻ SDD, Béo Phì
- Tuyên truyền tiêm chủng mở rộng
- Phối kết hợp với PH thực hiện tốt công tác VSCS cho trẻ.
- Tuyên truyền chế độ ăn của trẻ tại trường
- Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ cả về chất, về lượng
- Quan tâm đến chế độ ăn của trẻ SDD và Béo phì.
- Giao ban và tổng kết công tác theo quý.
- Tập huấn hướng dẫn giáo viên cách pha Cloraminb để vệ sinh nhóm lớp.
- Rà soát, loại bỏ các đồ chơi tại lớp và xung quanh trường học có nguy cơ gây ra thương tích cho trẻ.
- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học
- Đánh giá công tác thực hiện Y tế học đường
|
10/11/2017
Tuần 1
- Cả tháng
- Cả tháng
- Cả tháng
- Cả tháng
Cuối tháng
Tuần 1
- Hàng ngày
- Hàng tuần
- Cuối tháng
|
NVYT
GV, BGH
Y tế, GV
GV
GV
HPN, K.Toán,
Tổ bếp.
GV, Tổ bếp, HPN
BCSSKB
Y tế
GV, B.vệ
BCĐ
Ban TĐ, BCĐ Y tế học đường, Các tổ
|
|
12
|
- Phối hợp với TT Y tế của Phường chăm sóc sức khỏe của trẻ SDD, Béo phì và trẻ yếu.
- Cân sức khỏe lần 2 cho trẻ.
- Đưa thông tin kết quả KSK, cân, đo trẻ ra ngoài bảng tuyên truyền
- Phối hợp với trung tâm y tế tổ chức tuyên truyền dinh dưỡng cho cha mẹ trẻ.
-Tuyên truyền bệnh truyền nhiễm, lây lan: Ebola, sốt xuất huyết, chân tay miệng, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ,..và một số dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.
- Tham gia đầy đủ các buổi hội thảo, tập huấn công tác y tế.
- Thường xuyên VS đồ dùng dụng cụ nấu ăn và đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Mua bổ xung trang thiết bị y tế lần 2
- Rèn vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ: Rửa tay, lau mặt, đánh răng.
- Đánh giá công tác thực hiện Y tế học đường
|
Tuần 1
10/12/2017
Tuần 2
Tuần 2
Cả tháng
Cả tháng
Tháng 12
Cả tháng
Tháng 12
Cả tháng
- Cuối tháng
|
Y tế, GV
Y tế
Y tế, GV
Y tế, GV
Y tế, GV
HPN, Y tế
Tổ bếp, GV
Y tế
GV
Ban TĐ, BCĐ Y tế học đường, Các tổ
|
|
1
|
- Rà soát thay thế, bổ sung thuốc y tế.
- Làm tốt công tác phòng các dịch bệnh theo mùa.
- Cân trẻ SDD, Béo phì
- Kiểm tra dây truyền chế biến thực phẩm thường xuyên.Thực hiện nề nếp ăn - ngủ của trẻ.
- Làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh đau mắt, thủy đậu, tay chân, miệng, đưa Cloraminb để các lớp VS đồ dùng cá nhân, phòng lớp cho trẻ.
- Rà soát, loại bỏ các đồ chơi tại lớp và xung quanh trường học có nguy cơ gây ra thương tích cho trẻ.
- Rèn vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ: rửa tay, lau mặt, đánh răng.
- Đánh giá công tác thực hiện Y tế học đường
|
Tuần 1
Cả tháng
10/1/2018
Cả tháng
Cả tháng
Cả tháng
Cả tháng
Cuối tháng
|
Y tế
GV, Y tế, Tổ bếp, BCĐ
GV, Y tế
BGH
GV, Y tế, BCĐ
GV, BV
GV
Ban TĐ, BCĐ Y tế học đường, Các tổ
|
|
2
|
- Giao ban y tế học đường và tổng kết theo quý.
- Cân theo dõi biểu đồ tăng trưởng lần 3.
- Đưa thông tin kết quả cân trẻ ra ngoài bảng tuyên truyền
- Làm tốt công tác tuyên truyền các dịch bệnh truyền nhiễm, các dịch bệnh có khả năng lây lan rộng.
- Tiếp tục kiểm tra hệ thống tưởng rào, dây điện, hệ thống bếp ga.
- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học
- Tự đánh giá “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”
- Chuẩn bị hồ sơ đón đoàn thẩm định đánh giá “Trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích” về kiểm tra
- Đánh giá công tác thực hiện Y tế học đường trong tháng
|
Đầu tháng
10/2/2018
Tuần 2
Cả tháng
Cả tháng
Cả tháng
Tuần 1
Tháng 2
Cuối tháng
|
BCĐ
GV, Y tế
GV
GV, Y tế
B.vệ, Tổ bếp
HPN, B.vệ, GV,BCĐ
BCĐ
BC Đ
Ban TĐ, BCĐ Y tế học đường, Các tổ
|
|
3
|
- Phối hợp với trung tâm y tế phường tổ chức cân, đo lần 3 và khám sức khỏe lần 2 cho trẻ.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, xây dựng thực đơn mùa hè phù hợp với khẩu vị của trẻ, đảm bảo dinh dưỡng.
- Thông báo kết quả cân, đo và khám sức khỏe kịp thời cho phụ huynh trên bảng tuyên truyền.
- Lồng GD dinh dưỡng cho trẻ vào các tiết học: nhận biết phân biệt 4 nhóm chất.
- Tiếp tục rèn thói quen ăn uống, giữ gìn VS cá nhân, có thói quen lao động tự phục vụ; chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
-Thường xuyên thay đổi nội dung tuyên truyền tại các góc tuyên truyền của lớp, nhà trường.
- Rà soát, loại bỏ các đồ chơi tại lớp và xung quanh trường học có nguy cơ gây ra thương tích cho trẻ.
- Thường xuyên VS đồ dùng dụng cụ nấu ăn và đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Lựa chọn trẻ tham gia Hội thi “Hội khỏe măng non” Cấp Quận (Yêu cầu trẻ phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt)
- Đánh giá công tác thực hiện Y tế học đường trong tháng
|
10/03/2018
Tuần 1
Tuần 2
Hàng ngày
Hàng ngày
Hàng tuần
Hàng ngày
Hàng tuần
Tháng 3
Cuối tháng
|
NV Y tế, GV
HPN, K.Toán, Tổ bếp
GV
GV
GV
GV
GV
GV, B.vệ
GV, Tổ nuôi
GV, BGH
Ban TĐ, BCĐ Y tế học đường, Các tổ
|
|
4
|
- Kiểm tra và bổ sung thuốc cho trẻ theo thực tế.
- Tham gia đầy đủ lớp tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống tai nạn thương tích do Phòng giáo dục và TTYT Quận tổ chức
- Thực hiền giáo dục tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng, GD luật lệ ATGT, GD bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra các đường ga, hệ thống điện, hệ thống PCCC để làm tốt công tác an toàn cho trẻ.
- Kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học
- Đánh giá công tác thực hiện Y tế học đường
|
Tuần 1
Tuần 2
Tháng 4
Cả tháng
Hàng tuần
Hàng ngày
Cuối tháng
|
Y tế
Y tế, GV
BCĐ, Y tế
Tổ BV, Tổ nuôi
BGH, GV, Tổ bảo vệ
Ban TĐ, BCĐ Y tế học đường, Các tổ
|
|
5
|
- Đánh giá công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong năm học.
- Kiểm tra công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Kiểm tra dây truyền chế biến thực phẩm thường xuyên
- Tiếp tục lồng ghép giáo dục VSCN – Dinh dưỡng vào các buổi học của trẻ.
- Tổng hợp kết quả cân đo trẻ SDD, Béo phì
- Làm tốt công tác phòng các dịch bệnh theo mùa.
|
Tuần 1
Hàng ngày
Hàng ngày
Hàng ngày
10/5/2018
Cả tháng
|
Trưởng ban
BGH
BGH
GV
GV, Y tế
BCĐ, Y tế, GV, Tổ nuôi
|
|
Nơi nhận:
- Ban giám hiệu;
-Các đ/c Tổ trưởng chuyên môn;
-Lưu: VT.
|
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Vinh
|