Tham gia hội thi, các giáo viên thực hiện 3 nội dung: Thi lý thuyết, thi thực hành và thi sáng kiến kinh nghiệm. Ở phần lý thuyết, các thí sinh thi hiểu biết chung về Điều lệ trường mầm non; Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non; xử lý một số tình huống trong chăm sóc, giáo dục trẻ… Trong phần thi thực hành, các thi sinh thực hiện hoạt động học trên trẻ theo độ tuổi đã bốc thăm. Phần thi sáng kiến kinh nghiệm là những vấn đề được phát hiện, vận dụng có hiệu quả trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non.
“Hội thi giáo viên dạy giỏi” vòng thi năng lực hiểu biết, theo hình thức trắc nghiệm
Chất lượng chuyên môn của hội thi năm nay được nâng lên rõ rệt, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy được sử dụng trong 100% các tiết dạy. Giáo viên sáng tạo, linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học gây hứng thú cho trẻ
Hội thi là dịp để các giáo viên thể hiện năng lực học tập, trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc, giáo dục trẻ; đẩy mạnh các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích động viên, tạo cơ hội cho giáo viên tự học, tự sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong nhà trường nói riêng và chất lượng giáo dục mầm non toàn quận Long Biên nói chung.
Hội thi không chỉ thể hiện trình độ chuyên môn, tài năng sư phạm, lòng nhiệt huyết đối với nghề dạy học; là dịp để các giáo viên chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Đối với cá nhân trường Mầm non Đức Giang, hội thi thực sự là ngày hội nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên trường Mầm non Đức Giang đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đóng góp những thành tích nhất định trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp.
Trường mầm non Đức Giang có được kết quả như ngày hôm nay là sự khẳng định nỗ lực trong công tác chỉ đạo chuyên môn của Ban Giám Hiệu nhà trường và sự cố gắng tự học, tự rèn luyện của đội ngũ giáo viên. Hội thi giáo viên dạy giỏi là hoạt động chuyên môn góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nhà trường, khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để giáo viên tự học và sáng tạo, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; làm căn cứ để đánh giá thực trạng giáo viên. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của nhà trường.