Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Vì nhờ có ngôn ngữ, trẻ có thể nói lên những suy nghĩ, mong muốn của mình và mở rộng khả năng giao tiếp trong học tập cũng như vui chơi. Trên thực tế, đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của trẻ ở độ tuổi mầm non còn rất hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện. Trẻ nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, câu chưa rõ ý, mjahc lạc, trẻ hiếu động không chịu ngồi yên hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý nghe cô kể chuyện. Nên việc tổ chức các hình thức gây hứng thú trẻ vào kể chuyện sáng tạo ngày từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động kể chuyện sáng tạo.
Thông qua các giáo cụ là những hình rối tay, rối ngón, rối que, các khung mô hình bối cảnh và dưới sự hướng dẫn bài bản, sinh động của giáo viên, chuyên đề đã thu được nhiều tín hiệu khả quan trên học sinh, đặc biệt là học sinh khối Mẫu giáo lớn.
Ví dụ: Tiết hoạt động cần được chuẩn bị cẩn thận, công phu và đạt những yêu cầu về thẩm mỹ, từ đồ dùng của cô: khung cảnh câu chuyện, nhân vật trong chuyện trên nền mô hình, nhạc không lời, đến đồ dùng của các con: mô hình minh họa không gian, các con rối bằng vải nỉ. Không gian thể hiện: Đèn hắt tạo ánh sáng… với hình thức mới mẻ và sáng tạo sẽ tạo cho các bé không khí gần gũi.
Tiếp theo, cô giáo sẽ hướng dẫn các con thực hiện theo các bước:
– Chọn nhóm
– Bầu nhóm trưởng
– Đặt tên nhóm
– Chọn nhân vật rối và bối cảnh, đạo cụ phù hợp (Cô đã chuẩn bị trước)
–Thỏa thuận, bàn bạc về nội dung chuyện, phân vai, sáng tác lời thoại, tình huống…
– Tập ghép lời thoại và sử dụng nhân vật với bối cảnh
– Biểu diễn báo cáo quá trình làm việc của nhóm. (Phần này cô giáo và các bạn sẽ quan sát và đưa ra những góp ý để nhóm có thêm kinh nghiệm cho những lần biểu diễn sau)
Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện, đặc biệt là kể chuyện sáng tạo sẽ giúp trẻ giúp trẻ:
- Tạo cho các con một không gian để phát huy trí tưởng tượng phong phú của mình.
- Câu chuyện được kể thật sinh động qua vở diễn của chính các con. Mỗi bạn đóng vai một nhân vật trong câu chuyện, cùng cô gợi mở những mảnh ghép chi tiết thú vị. Các con ghi nhớ lời thoại và tự diễn theo cách hiểu của mình, đây là cách giúp các con rèn khả năng ngôn ngữ.
- Mạch truyện được chia nhỏ, cô đặt câu hỏi cho các con dự đoán diễn biến của câu chuyện nhằm khơi gợi trí tưởng tượng và tư duy logic của bé.
Sau các tiết học Kể chuyện sáng tạo, các bạn nhỏ sẽ có sự tiến bộ trong việc phát triển ngôn ngữ, giọng điệu, từ ngữ đến sự thể hiện cảm xúc cũng có sự thay đổi. Đặc biệt là trí tưởng tượng và khả năng xử lý tình huống cũng là những kĩ năng được nảy sinh trong quá trình làm hoạt động.