Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực.Vào
ngày mùng 3/3 , người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng
thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã
khuất.
Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ.Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ
biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp
thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc
trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn
bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước
đường lên trên.
Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng"
của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức
Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50
người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra
thành 50 người con theo cha xuống biển.
Và
những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ
đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh
trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết
dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.